Đặc điểm Việt_Bắc_(bài_thơ)

Nội dung

Về nội dung, "Việt Bắc" là một bài thơ trữ tình cách mạng, Tố Hữu đã diễn tả một cách hình tượng hóa trong bài thơ Việt Bắc mối tình trong 15 năm của hai nhân vật văn học là chiến khu Việt Bắc với người cán bộ cách mạng, như một mối tình riêng mà người cán bộ cách mạng và Việt Bắc là đôi bạn tình; cũng là nỗi nhớ quê hương và con người Việt Bắc của người cán bộ cách mạng, nhớ những kỉ niệm kháng chiến khó khăn hào hùng. Buổi chia tay ngậm ngùi, da diết và nhớ nhung:[1]

Mình về, rừng núi nhớ aiTrám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Bài thơ cũng đồng thời thể hiện niềm tin yêu, hy vọng tràn đầy vào viễn cảnh tươi sáng của dân tộc từ cán bộ, đồng bào với chiến khu Việt Bắc, với cụ Hồ, với cách mạng:

Ở đâu u ám quân thùNhìn lên Việt Bắc, cụ Hồ sáng soi.Ở đâu đau đớn giống nòiTrông về Việt Bắc mà nuôi chí bền

Nghệ thuật

Về nghệ thuật, bài thơ Việt Bắc sử dụng thể thơ lục bát với những hình ảnh ví von, so sánh gần với lời ăn tiếng nói của dân tộc. Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh và nhạc điệu, âm hưởng trữ tình, tha thiết:

Mình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiÐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Những trường đoạn trong bài gần gũi như những câu ca dao, giọng điệu kể chuyện kết hợp đối thoại mình với ta, tương tự cách thức thể hiện của những bài hát đối:

Mình về thành thị xa xôiNhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?Phố đông còn nhớ bản làng?Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? Mình đi ta hỏi thăm chừngBao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?